Lễ hội truyến thống ở Hà Nội


MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI

Ở các phần trước chúng ta đã khám phá "Văn hóa du lịch Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống" phần này cùng vemaybayso khám phá một số lễ hội truyền thống ở Hà Nội.

Hội gò Đống Đa

Cách đây hơn hai thế kỷ, gò Đống Đa là chiến trường chính, nơi chứng kiến trận hỏa công oanh liệt của quân dân Đại Việt với hàng chục vạn quân Thanh xâm lược. Xác quân thù chồng chất thành gò, trở thành di tích lịch sử vẻ vang. Tới giữa thế kỷ XIX, khi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và triều đại của ông cũng không còn  nữa, nhớ ơn người đã dẹp giặc giữ yên bờ cõi, nhân dân hai làng Nam Đồng và Thịnh Quang cùng đứng ra xây một ngôi chùa trước gọi là chủa Đồng Quang. Từ đó, hàng năm chùa mở lễ giỗ trận vào ngày 5 Tết( ngày chiến thắng Đống Đa và cũng là ngày đại quân của hoàng đế Quang Trung toàn thắng giặc Thanh trên đất Thăng Long.

le-hoi-dong-da-ha-noi

Nguồn: Internet

Hội đền Hai Bà Trưng

Nằm cách đường Nguyễn Công trứ chừng 500 met, thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng là ngôi đền Đồng Nhân có kiến trúc theo lối cổ xưa. Nơi đây thờ hai vị nữ vương duy nhất của Việt Nam là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Đền Đồng Nhân được khởi dựng vào năm 1142 đời Lý Anh Tông, sau sự kiện huyền kỳ về pho tượng Hai Bà bằng đá trôi theo dòng sông Hồng dạt vào bờ và tỏa sáng bãi Đồng Nhân đên 6 tháng 2.

Hội đền Đồng Nhân kéo dài trong bốn ngày từ mồng 2 đến mồng 6 tháng Hai. Đến ngày mồng 5 là ngày chính hội. Trong ngày này có lễ tắm tượng, tế nữ quan và tổ chức múa đèn, ngày mồng 6 tế lễ chay và múa đèn. Ngày mồng 6 rã hội, có lễ dâng hương và đóng cửa đền.

Hội Lệ Mật

Dân làng Lệ Mật nhớ ơn chàng trai họ Hoàng đã có công chiêu tập dân nghèo đưa đến đây khai khẩn, tạo thành vùng nông nghiệp trù phú nên tôn chàng làm Thành hoàng. Từ đó cứ đến ngày kỵ của người (  ngày 23 tháng 3), con cháu “ dân kinh quán” ( ở nơi kinh đô) lại kéo về làng cũ “ cựu quán” dự lễ hội tưởng niệm người đã có công mở làng lập ấp.

le-hoi-le-mat

Nguồn: Internet

Hội làng Lệ Mật được bắt đầu vào sáng 23 trong khung  cảnh cờ, kiệu, trống chiêng gióng giả báo ngày vui tại sân đình. Dân 13 trại lập thành 13 đoàn, cử người đội mâm lễ vật cung kính từ kinh đô về cùng dân làng mọi ngả kéo tới sân đình dự hội. Hội có điệu múa rắn rất đặc sắc.

Hội đền Bà Tấm

Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm ngày tiệc lệ chính là 19/2 âm lịch, ngày hội lớn là 25/7, tương truyền là ngày giỗ bà. Ngoài ra, vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền.

Tham khảo các bài viết vẻ đẹp Hà Nội

Nét quyến rũ của Hà Nội

Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Lễ hội Thánh Gióng

Lễ hội Thánh Gióng còn gọi là hội làng Phù Đổng ( tên nôm là làng Gióng). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, diễn lại  sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân.

le-hoi-thanh-giong

Nguồn: Internet

Hội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 4. Trong những ngày này dân làng tổ chức lễ trước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đường Thượng. Ngày chính hội(9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận ( diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 là lễ rửa lại khí giới. Ngày 12 có lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất, là lễ khao quân, và cuối cùng có hát chèo vào ban đêm.

Hội đền Trèm

Đền Trèm nằm ở tả ngạ sông Hồng, ngay trên con đê thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Hằng năm hội đền Trèm mở 3 ngày ( từ 14 đến 16/4) để tưởng niệm Lý Ông Trọng. Mở đầu là lễ rước nước sáng sớm ngày 15. Nước được lấy ở giữa dòng sông để phục vụ cho lễ tắm tượng. Sau đó là lễ rước văn ( rước bài văn tế từ nhà người trưởng văn ra đình), cuối cùng là lễ tụng kinh cầu siêu do thầy chùa phụ trách tiến hành trong đêm rằm.

Khi các nghi lễ tiến hành xong cũng là thời điểm dân làng và khách thập phương chung vui không khí hội hè: thả chim bồ câu, chèo thuyền, đánh cờ, đấu vật… Trong đó hấp dẫn nhất vẫn là hội thi thả chim và chèo thuyền.

Hội làng Đăm

Làng Đăm nay thuộc xã Tây Tựu, huyện từ Liên, Hà Nội( trước kia thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông). Đây là một làng cổ có truyền thống văn hóa và sản xuất từ lâu đời. Hội làng Đăm diễn ra trong ba ngày từ mồng 9 đến 11 tháng ba âm lịch

Lễ hội Triều Khúc

Nằm tại km số 8, trên đoạn đường Hà Nội – Hòa Bình, làng Triều Khúc còn có tên gọi là Kẻ Đơ, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kẻ Đơ xưa vốn đã là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao, vì thế, làng còn được gọi là làng Đơ Thao. Ngoài quai thao, làng còn nổi tiếng bởi nghề thêu may những đồ thờ như: lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía.

Lễ hộ Triều Khúc được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng.

Hội đền An Dương Vương

Đền thờ An Dương Vương thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên, cách trung tâm thủ đo khoảng 17km.

le-hoi-co-loa

Nguồn: Internet

Hội đền Cổ Loa cử hành hàng năm vào  ngày mồng 6 tháng giêng và kéo dài trong khoảng 10 ngày.

Phần sau cùng vemaybayso khám phá "Đặc sản ẩm thực Hà Nội"

vemaybaysoĐại lý vé máy bay trong nước và Quốc tế,tổ chức tour du lịch, đặt phòng khách sạn giá rẻ.

Chúng tôi cam kết:

  - Gía vé cạnh tranh rẻ nhất

  - Tư vấn nhiệt tình tối đa.

  - Thanh toán thuận tiện,giao vé tận nơi.

Hãy truy cập vào website: www.vemaybayso.vn hoặc gọi đến số hotline: 096 4444 029 để được tư vấn đặt vé cũng như đặt tour giá rẻ.